Hướng dẫn chọn mua thức ăn cho thú cưng chi tiết và đầy đủ nhất

Hướng dẫn chọn mua thức ăn cho thú cưng

PetLand 3 năm trước 5892 lượt xem
MENU NỘI DUNG CHÍNH

    Đến 95% các sen không biết cách chọn mua thức ăn thú cưng gây ra tình trạng chó mèo ngày càng mắc phải những bệnh lý phức tạp mà chủ yếu là do chế độ ăn uống hàng ngày thiếu khoa học, các cửa hàng thú cưng không có chuyên môn tư vấn, chạy theo lợi nhuận.... Bài viết này là tổng hợp những kinh nghiệm mình đã tổng hợp qua nhiều năm gửi đến các bạn đọc, cộng đồng yêu thú cưng một cách chi tiết và đầy đủ nhất mà mọi người đã hiểu sai về thức ăn thú cưng. Mọi người có thể để lại câu hỏi dưới phần bình luận, mình sẽ phản hồi sớm nhất có thể nhé !

    Dựa trên bao bì (Tham khảo)

    • Các thương hiệu đầu tư bao bì đẹp, chất liệu tốt >> các loại bao bì thường dùng là nhôm nhựa >>> bảo quản thức ăn tốt nhất.
    • Sản phẩm khác với những thương hiệu sử dụng bao bì xấu, chất liệu rẻ tiền >> chất lượng thức ăn bị giảm sút khi dùng bao bì vải dệt, túi nilon.

    Dựa trên cảm quan nhìn bằng mắt thường, và mùi vị (Cần chú ý)

    Chúng ta có thể chia ra làm nhiều phân khúc giá để phân biệt, cần lưu ý mình chia theo giá trị thực, giá xuất xưởng chứ không phải theo giá thị trường, mình sẽ để giá đề xuất và giá bán lẻ thức ăn tại Việt Nam kèm theo trong mỗi phân khúc để để mọi người hiểu rõ nhé :

    Giá siêu rẻ, chất lượng kém :

    • Các loại thức ăn có màu sắc xanh đỏ : dùng phẩm màu nhân tạo, thu hút chủ vật nuôi >> không được khuyến khích, thường sẽ sử dụng các loại nguyên liệu rẻ tiền, chất độn ,.. có nguy cơ cho vật nuôi khi sử dụng lâu dài, hóa chất tạo màu, nặng mùi giống kháng sinh, chất bảo quản, khi thú cưng đi vệ sinh, phân và nước tiểu sẽ có màu xanh đỏ của phẩm màu thức ăn. 
    • Giá đề xuất khoảng :40k-60k/kg
    • Những thức ăn có thể kể đến : APRO Mèo 60k/kg, APRO chó 40k/kg, SMARTHEART (80k/kg)

    Giá rẻ : 

    • Các loại thức ăn có mùi nồng như các loại thức ăn cho gà, lợn : do thành phần là các loại ngũ cốc như ngô, lúa mì, đậu tương, đậu nành ... dinh dưỡng khi phân tích rất cao, nhưng hàu như chó mèo không thể hấp thu hết và phải đào thải qua da, đại tiểu tiện, kết hợp với ít tắm rửa vệ sinh, uống nước và hậu quả thế nào các sen đã thấy trong thực tế.
    • Các loại thức ăn giá rẻ này sử dụng mỡ động vật tạo mùi, khá hơn thì dùng bột huyết, bột xương phế phẩm
    • Có thể kể đến như Ganador (VN) (60k/kg), Fib’s (55k/kg), SmartHeart(80k/kg), Classics Pet (50k/kg), … 

    Tầm trung :

    • Các loại này sử dụng ngũ cốc và các loại bột thịt, bột huyết, các loại phế phẩm từ động vật mà con người không thể sử dụng được như : mùn cưa thịt, lông móng, da, … . Chất lượng có thể tạm chấp nhận. 
    • Nói chung các loại thức ăn tầm trung trở xuống để lâu bên ngoài sẽ bị ỉu, mùi rất khó ngửi. Nếm thử sẽ rất nhiều sạn nhỏ (bột thịt, bột ngũ cốc) khi nuốt cực kỳ khó chịu, rát cổ và đây cũng là nguyên nhân thường thấy khi mèo ăn thường rướn cổ nuốt rất khó khăn…

    Tiêu chuẩn :

    • Những loại thức ăn này sử dụng thành phần đó là bột thịt, tiếp theo là các thành phần như ngũ cốc, rau, củ quả,...
    • Khi hạt để ra ngoài sau 5-6 tiếng mới bị ỉu, khả năng hấp thụ dinh dưỡng không cao nhưng ưu điểm là giá cả hợp lý
    • Các thương hiệu đó là : Cat‘s eye (80k/kg), Catsrang (80k/kg)

    Cao cấp : 

    • Các loại thức ăn có mùi thơm, mềm để lâu bên ngoài vẫn có mùi thơm, không bị ỉu thì chắc chắn đây là loại thức ăn tốt, khi nếm thử, vị đặc trưng là hơi chua do thành phần chủ yếu là thịt, không sạn, khi bẻ đôi hạt thì rất tơi và thấy các tơ thịt. Cần phân biệt với các dong thức ăn sử dụng hương liệu tạo mùi.

    Theo các tổ chức chứng nhận, khuyến cáo (Quan trọng)

    Thức ăn cho thú cưng phân loại chủ yếu theo 2 loại đó là khuyến cáo và và chứng nhận:

    Tổ chức khuyến cáo 

    • Đây là những tổ chức chỉ khuyến cáo, không chịu trách nhiệm nếu sản phẩm có vấn đề chất lượng. Tiêu biểu là AAFCO - Hiệp hội quan chức Mỹ kiểm soát nguồn cấp dữ liệu.
    • Một số loại thức ăn giá rẻ, thành phần chủ yếu hay hoàn toàn là ngũ cốc, không phù hợp với tập tính động vật ăn thịt như chó mèo vẫn được tổ chức này cấp nhãn dán
    • Các bạn có thể tham khảo cảnh báo từ AAFCO tại https://petfood.aafco.org/ cuối mỗi trang.

    >>> Không phải tất cả thức ăn có nhãn dán này đều tốt cho chó mèo như thông tin từ internet phản ánh.

    Tổ chức chứng nhận 

    Đây là những tổ chức chứng nhận, chịu trách nếu sản phẩm xảy ra vấn đề. Kiểm tra, giám sát thường xuyên : khoảng vài tháng các tổ chức này sẽ đến các cơ sở sản xuất kiểm tra, thanh tra để chứng nhận hoặc hủy bỏ chứng nhận nếu cơ sở sản xuất vi phạm các tiêu chuẩn đề ra.

    Mình tạm liệt kê theo 2 nhóm Tổ chức chứng nhận gồm cơ bản và nâng cao :

    Tổ chức chứng nhận cơ bản : 

    Đây là tiêu chuẩn thường cơ bản nhất áp dụng phổ biến rộng rãi toàn thế giới, vì đây là những tiêu chuẩn cơ bản, được quy định cơ bản nên mức độ yêu cầu ở mức trung bình, phổ biến thường thấy ở các loại thức ăn đến từ các nước đang phát triển như : Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Việt Nam.

    Chứng nhận GMP :
    • GMP (Good Manufacturing Practice) là hệ thống các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm kiểm soát các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cơ bản.
    Chứng nhận HACCP
    • HACCP : Hazard Analysis and Critical Control Point System, và có nghĩa là “hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”, hay hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm.

    Tổ chức chứng nhận nâng cao

    Chứng nhận ISO

    Đây là tiêu chuẩn cấp quốc tế hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, giám sát, kiểm tra chặt chẽ các cơ sở sản xuất chế biến. Với ngành chăn nuôi, tiêu biểu là ISO 9001 (QUALITY MANAGEMENT - tiêu chuẩn chất lượng) và ISO 22000 (FOOD SAFETY MANAGEMENT SYSTEM - HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM)

    • ISO 9001 là tiêu chuẩn từ GMP với những nâng cấp, yêu cầu khắt khe hơn áp dụng cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa. Loại này rất ít thấy ở các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Thái Lan, Việt Nam chủ yếu là GMP, HACCP. Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn này chất lượng chỉ đạt mức trung  bình, tạm chấp nhận. Tiêu chuẩn này hoạt động ở nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau nên tính chuyên trách thấp
    • ISO 22000 : Đây là tiêu chuẩn kết hợp của ISO 9001 và HACCP cùng nhiều yêu cầu cực kì khắt khe, chỉ chứng nhận duy nhất cho các sản phẩm liên quan thực phẩm nên tính chuyên trách cao. Thường khi đạt yêu cầu này đều là những doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, sản phẩm chất lượng an toàn gần như tuyệt đối, dây chuyền sản xuất đạt trình độ tiên tiến nhất, được tự động hóa trên 90%, cá biệt 1 số nhà máy áp dụng trí tuệ nhân tạo AI. Các nhà máy như thế này thường thấy ở Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu, New Zealand, ...
    Chúng nhận UDEM :
    • Là tổ chứng chứng nhận uy tín tại châu Âu trụ sở tại Thổ Nhĩ Kỳ
    • FSSC 22000 là sự kết hợp của ISO 22000 với PAS 220:2008 mang đến tiêu chẩn mới về thực phẩm khắt khe hơn
    • Tham khảo thông tin tại http://www.udem.com.tr/
    Chứng nhận BRC
    • BRC : British Retailer Consortium là một tiêu chuẩn toàn cầu xây dựng từ HACCP, chú trọng hơn đến việc phòng vệ thực phẩm và phòng chống gian lận thực phẩm.
    • Nếu như HACCP, GMP, ISO 9001 chỉ chứng nhận dựa trên quy trình sản xuất  thì BRC yêu cầu Doanh nghiệp kiểm soát từ chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào bắt đầu từ việc cung cấp cây giống, trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch và chế biến đến khi giao sản phẩm cho khách hàng.
    • Giống như FDA, đây là chứng nhận cần có để sản phẩm có thể bước vào Châu Âu
    Chứng nhận FDA 
    • Giống như BRC, FDA là tiêu chuẩn cao nhất, được quản lý và kiểm soát nhất hiện nay với hệ thống thanh tra kiểm tra chặt chẽ, hiện đại nhất bởi Food and Drug Administration - Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
    • Đây là tiêu chuẩn cột mốc cuối cùng mà các doanh nghiệp thực phẩm hướng tới, và khi sử dụng thực phẩm được tổ chức này cấp phép, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng, an toàn.

    Dựa trên thành phần,thông số (Quan trọng)

    Thông số (Nutrition Index)

    Các chỉ số cần biết : Protein, fat, fiber, ash, Moisture, Lysine, Calcium, phosphorus, water-soluble chloride

    Protein ( Đạm thô)

    • Là thành phần xác định hàm lượng protein cung cấp trong thức ăn. Tuy nhiên, các cửa hàng thú cưng lại không hiểu hoặc cố ý thông tin không đầy đủ đến khách hàng cái nhìn chính xác về thuật ngữ này.
    • Các loại thức ăn hàm lượng protein cao có thể 30-37% nhưng thực chất đó là ngô, bã đậu nành hay các loại ngũ cốc, protein thực vật khác, giá thành còn rẻ hơn các loại thức ăn có hàm lượng protein 20-25% từ thịt, bột thịt.
    • Sở dĩ như vậy là do các loại thức ăn nguồn gốc thực vật kia được các hãng thức ăn chiết khấu cực cao và người dùng không có kinh nghiệm chọn lựa và nghe theo tư vấn của người bán

    Fat ( Chất béo)

    • Fat được biết đến là các loại axit béo thiết yếu và không thiết yếu, tiêu biểu là axit béo omega-3 và omega-6 có vai trò quan trọng cho sự phát triển của thú cưng, có tác dụng cải thiện bộ lông, móng, mắt,...
    • Mỡ gà, vịt là một ví dụ về chất béo rất ngon miệng, giàu axit béo bão hòa.
    • Cung cấp năng lượng: chất béo trong chế độ ăn uống cung cấp cho vật nuôi gấp 2,25 lần lượng calo trên mỗi đơn vị trọng lượng so với protein hoặc carbohydrate
    • Hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E và K): chất béo trong chế độ ăn uống cung cấp môi trường vật chất trong ruột giúp tăng cường hấp thu các vitamin tan trong chất béo. Chó và mèo cần ít nhất 1-2% chất béo trong thức ăn để hấp thụ các vitamin tan trong chất béo

    Fiber (Chất xơ)

    • Chất xơ được tạo thành từ một số hợp chất khác nhau, tất cả đều là carbohydrate. Một số loại sợi phổ biến nhất là cellulose, hemicellulose, pectin, lignin và gôm. Chất xơ có thể được phân loại theo cấu trúc, tốc độ lên men, khả năng tiêu hóa, khả năng hòa tan trong nước và các tiêu chí khác.
    • Chất xơ được tìm thấy ở nhiều nguồn khác nhau, nhưng nó chủ yếu đến từ thành tế bào của thực vật và ngũ cốc có trong thức ăn. Hầu như tất cả các nguồn carbohydrate sẽ chứa một số chất xơ. Một số nguồn chất xơ phổ biến nhất trong thức ăn cho chó bao gồm vỏ gạo, vỏ đậu tương, bã củ cải đường, cám, vỏ đậu phộng và pectin.
    • Chất xơ không được coi là một chất dinh dưỡng thiết yếu trong chế độ ăn của chó và mèo, nhưng nó là yếu tố quan trọng cải thiện vấn đề tiêu hóa đường ruột cho thú cưng.
    • Khi mọi người nghĩ về chất xơ, họ thường quan tâm đến số lượng chất xơ hiện có, tuy nhiên, tốc độ lên men thực sự quan trọng hơn. Nó quyết định mức độ có lợi của nó đối với tình trạng sức khỏe nhất định đang được điều trị, xác định ảnh hưởng của nó đến khả năng giữ nước và khối lượng chung của phân.
    • Chất xơ được lên men chậm là tác nhân làm phồng phân hiệu quả nhất vì chúng duy trì cấu trúc lâu hơn và giữ được nhiều nước hơn. Các sợi lên men nhanh chóng bị mất hình dạng và giữ ít nước và khối lượng lớn. Trên thực tế, nếu cho ăn một lượng lớn chất xơ lên ​​men nhanh, nó có thể tạo ra tác dụng nhuận tràng và gây ra tiêu chảy.

    Ash (Tro thô)

    • Là lượng khoáng chất có trong thức ăn chẳng hạn như canxi, phốt pho và magiê, chúng cần thiết cho sự phát triển và chức năng của cơ thể thú cưng, giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể và hỗ trợ xương và răng chắc khỏe.
    • Hàm lượng của chúng trong thức ăn thường từ 10-12%, tuy nhiên bạn không cần quá bận tâm về vấn đề này.

    Moisture (Độ ẩm)

    • Không cần phải giải thích chắc hãng các bạn đã hiểu ý nghĩa của thông số này, độ ẩm càng cao, thực phẩm càng khó bảo quản, nhanh hỏng,
    • Một số loại thức ăn được quảng cáo là hạt mềm thực chất đó là tăng độ ẩm lên khoảng 25% so với hạt cứng(khô) là <10%, gián tiếp làm tăng trọng lượng, nhưng giá lại k hề rẻ như Zenith(210k/1,2kg), Dr.Sort (280k/kg) (Khó hiểu)
    • Lời khuyên cho bạn là nên mua các loại hạt khô, thành phần tốt hơn rất nhiều, trước khi cho cho ăn bạn bổ sung 1 chút nước và để vài phút là hạt mềm vừa đảm bảo giá trị dinh dưỡng vừa dễ bảo quản tốt hơn.

    Lysine

    • Đây là một axit amin thiết yếu hoặc không thể thiếu. Nói cách khác, chó và mèo không thể sản xuất đủ số lượng để hỗ trợ các chức năng sinh lý bình thường của chúng và do đó phải lấy nó từ chế độ ăn uống…

    Các thành phần khác

    • Calcium, phosphorus là những loại chất khoáng cần thiết cho thú cưng, thuộc tro thô...

    Thành phần (Ingredients)

    Protein động vật

    Thịt
    • Thịt gà(chicken meat), thịt bò (beef meat), thịt vịt(Duck meat), thịt cá hồi … trên bao bì thì đây chính là thịt nguyên chất
    • Khả năng hấp thụ cao(>90%) nên khẩu phần ăn ít hơn, chú ý bổ sung chất xơ nêu trên thành phần không có ngũ cốc, bột thịt 
    • Các thương hiệu cao cấp nổi bật :
    Thịt khô
    • Tên thành phần thường là : Thịt gà đông lạnh (frozen chicken), thịt bò đông lạnh (frozen beef meat), thịt vịt đông lạnh(frozen duck meat), ...  hoặc thịt khô đã qua xử lý …
    • Loại này tỉ lệ hấp thụ 70-90% khá ổn, tiêu hóa cân bằng tiêu hóa, ít vấn đề tiêu hóa vì lượng chất xơ trong thịt nhiều.
    • Các hãng sử dụng : 
    Bột thịt
    • Tên thành  phần thường thấy đó là : Bột thịt gà(chicken meat powder), bột thịt bò (beef meat powder), bột thịt vịt(Duck meat powder), bột thịt …
    • Loại này tỉ lệ hấp thụ chất dinh dưỡng thấp, thường được sản xuất từ các loại thịt khô, đã qua nhiều công đoạn xử lý, nguồn gốc phức tạp.
    • Loại này thường có giá rẻ
    Protein động vật, bột huyết, bột xương :
    • Đây là những khái niệm chung chung của 1 số hãng nhằm PR, quảng cáo, đánh tráo khái niệm gây hiểu nhầm… có thể giải thích đây là những phế phẩm của động vật trong quá trình chế biến. Mùn cưa thịt, xương, tủy, máu động vật, những thứ con người không thể sử dụng, không có giá trị dinh dưỡng, hoặc rất ít.
    • Các hãng có thể kể đến đó là :

    Protein thực vật

    Rau củ quả
    • Phổ biến đó là : Khoai tây, hạt Yucca, lanh, cà rốt, bí ngô, bông cải xanh, cỏ linh lăng, rong biển, nam việt quất,...
    • Đây là các loại thành phần có giá trị dinh dưỡng và bổ sung vitamin khoáng chất tốt, thường xuất hiện trong các loại hạt cao cấp.
    • ...
    Ngũ cốc

    Thành phần này siêu rẻ nên nếu thức ăn bạn mua có các thành phần này xếp ở các vị trí 1 2 3 thì thức ăn này chủ yếu làm từ ngũ cốc. Tuy nhiên với tài chính không dư giả thì đây là lựa chọn kinh tế, PetLand không khuyến khích vì khi sử dụng lâu dài có thể dẫn đến tình trạng dị ứng da, lông móng, các bệnh viêm nhiễm, giảm sức đề kháng.

    Tìm hiểu thêm về ngũ cốc trong thức ăn (cần chú ý)

    Với ngũ cốc cho thú cưng chia ra làm 2 loại gồm ngũ cốc chứa Gluten và ngũ cốc không chứa Gluten nên có thể giải thích như sau :

    • Nhóm thức ăn Grain Free(không ngũ cốc) : Đơn giản là thức ăn không chứa bất cứ loại ngũ cốc nào, tuy nhiên không phải mọi ngũ cốc đều có hại nên xuất hiện nhóm ngũ cốc dưới đây
    • Nhóm thức ăn Gluten Free(Không Gluten) : Ngoại trừ 1 số loại ngũ cốc như ngô, … chứa các thành phần Carb, gluten gây hại thì các loại ngũ cốc sau không chứa các thành phần trên như gạo lứt,...

    Tổng kết : Ngũ cốc cũng có ngũ cốc “this” ngũ cốc “that”, không phải loại nào cũng chứa Gluten nên các bạn chú ý nhé.

    Theo chế độ ăn (Quan trọng) : 

    Chế độ ăn ngũ cốc :

    • Ưu điểm : giá rẻ - siêu rẻ bởi thành phần nguyên liệu rẻ tiền, nên được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
    • Nhược điểm : Ưu điểm của loại thức ăn này cũng chính là nhược điểm lớn nhất của nó. Đây chính là chế độ ăn gây tranh cãi nhất, ảnh hưởng đến cái nhìn cho chó mèo ăn thức ăn hạt không tốt, dễ sinh bệnh. Thật vậy, chế độ ăn này gây ảnh hưởng cho chó mèo các bệnh về da, lông, đường ruột,... bởi sử dụng hoàn toàn nguyên liệu ngũ cốc, đi ngược với tập tục ăn uống của chó mèo.
    • https://tuoitre.vn/da-thu-hoi-thuc-pham-pedigree-cho-cho-45795.htm
    • Các thương hiệu có thể kể đến : 

    Chế độ ăn bột thịt (Meal Meat)

    • Đây là chế độ ăn bột thịt nguồn gốc động vật : gà, vịt, bò,... .Thường ghi trên bao bì là “tên động vật + meal”. Các loại bột này được sản xuất từ thịt đông lạnh bảo quản.
    • Để các bạn hiểu, mình xin giải thích như sau : Các loại thịt tươi được chế biến đông lạnh, giá trị dinh dưỡng cao, thường được bảo quản tối đa (HSD) trong vòng 5-6 tháng (điều kiện tốt) hoặc 10-12 tháng (đã qua chiếu xạ) tùy theo điều kiện. trong khoảng thời gian bảo quản đó, thịt được nghiền nhỏ để thành bột thịt để tiếp tục bảo quản. Lúc này, có thể hiểu giá trị dinh dưỡng khi chó mèo ăn hấp thụ sẽ rất thấp
    • Trên thị trường rất ít các hãng sử dụng chế độ ăn này, mà sử dụng chế độ ăn bột thịt - ngũ cốc dưới đây

    Chế độ ăn bột thịt - ngũ cốc

    • Thành phần chính là bột thịt và ngũ cốc, nguyên liệu khá rẻ tiền nên mức giá phù hợp với các sen (60-80k/kg), cá biệt là Royal Canin(150-170k/kg) :v . Các loại thức ăn này thường được các sen chọn vì tính tiện lợi, đổ thức ăn ra cả ngày để boss ăn thoải mái mà không sợ tiêu chảy, đi phân lỏng, lý do bột thịt, ngũ cốc thường hấp thụ rất ít và phân khuôn và rất đẹp. 
    • Nhược điểm là loại thức ăn này dùng rất hao, gần như lấp đầy dạ dày mà mang lại giá trị dinh dưỡng không nhiều, dễ béo phì do ngũ cốc ngô, gạo chứa nhiều CARB.

    Chế độ ăn không ngũ cốc (Grain Free)

    • Đây là chế độ ăn không chứa bất cứ loại ngũ cốc nào, chất lượng tốt cung cấp nguồn protein chất lượng cho thú cưng. Tuy nhiên cần lưu ý, việc loại bỏ ngũ cốc đồng nghĩa với việc thiếu hụi 1 số loại axit amin, axit béo, vitamin, khoáng chất và chất xơ.Thay vào đó là những loại rau củ quả với lượng tinh bột lớn, tăng khả năng béo phì của thú cưng.
    • Cần lưu ý một số loại thức ăn cho thú cưng gắn mác Grain Free nhưng thành phần trong thức ăn được lấy hoàn toàn từ bột huyết, bột xương, protein động vật, ... chất lượng rất kém như trên đã đề cập.

    Chế độ ăn không Gluten (Gluten Free)

    • Nếu như chế độ ăn Grain Free có những nhược điểm về thiếu hụt axit amin, axit béo, vitamin, khoáng chất và chất xơ, thừa tinh bột thì chế độ ăn Gluten Free khắc phục được nhược điểm này. 
    • Bằng cách loại bỏ các loại ngũ cốc chứa Gluten (protein thực vật), đường bột (Carb) như  bắp (ngô), gạo, lúa mì,... cân bằng và loại bỏ các tác nhân gây dị ứng da, vấn đề về lông móng, béo phì.
    • Giữ lại các loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng, vitamin, axit amin như mạch đen, gạo lứt,... , các thành phần rau củ quả như khoai tây, bông cải,.. được bổ sung.

    Chế độ ăn sống (RAW FOOD)

    Theo phân loại thức ăn chăn nuôi đã được Cục chăn nuôi (Mard) của Việt Nam và tất cả các nước quy định, đây chỉ là thức ăn chăn nuôi bổ sung, không phải là thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh, và chế độ ăn này không được bất cứ tổ chức nào chứng nhận thay thế thức ăn hoàn chỉnh và quy định sử dụng bổ sung và không sử dụng làm thức ăn chính hàng ngày.

    • Thiếu dinh dưỡng - nhiều kiểu ăn sống gây ra sự mất cân bằng và có thể làm dư thừa nhiều dưỡng chất từ thịt và thiếu hụt các chất tổng hợp khác. 
    • Nguy cơ tắc nghẽn đường ruột và / hoặc mục xương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lâu dài.
    • An toàn vệ sinh thực phẩm - đã có nhiều nghiên cứu nói về nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng từ các thực phẩm tươi sống bao gồm cả chế độ ăn sống tự chế biến và các sản phẩm đóng gói thương mại. Cả hai đều có nguy cơ chứa các sinh vật gây bệnh như Salmonella, E. coli và Campylobacter. Mèo và chó có thể mang Salmonella mà không bị bệnh nên rất khó nhận biết cho đến khi nó lây sang người, vì vậy chủ vật nuôi có thể không biết rằng chó hoặc mèo của họ có bị nhiễm hay không. Trong khi tác hại lớn nhất chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai, trẻ em và các cá nhân suy giảm hệ miễn dịch.
    Tin Liên Quan

    Bình luận và đánh giá

    5/5

    0 đánh giá

    1
    0 đánh giá
    2
    0 đánh giá
    3
    0 đánh giá
    4
    0 đánh giá
    5
    0 đánh giá
    Chọn đánh giá của bạn